Khám phá công nghệ

Khám phá các công cụ và kỹ thuật hữu ich cho Lập trình viên

Lộ trình cơ bản để trở thành Java Developer

Thắng Nguyễn

Mon, 06 May 2024

Lộ trình cơ bản để trở thành Java Developer

Ngày nay, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình mà chúng ta có thể theo đuổi. Trong bài viết này HocLapTrinh.me sẽ nói về lộ trình học Java – một trong số những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay . Sự phổ biến của Java có thể là do tính linh hoạt của nó vì nó có thể được sử dụng để thiết kế các ứng dụng tùy chỉnh nhẹ, nhanh và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Tại thời điểm viết bài viết này, theo Tiobe Index, Java đang là ngôn ngữ lập trình phổ biến thứ 2, đứng sau ngôn ngữ lập trình C. Giảm 1 bậc so với cùng thời điểm tháng 3/2020. Trên thực tế, Java là ngôn ngữ được sử dụng ở hầu hết mọi công ty, cho dù họ là công ty nhỏ hay công ty công nghệ khổng lồ như Google, Amazon, v.v. Vì vậy, trở thành một Java Developer có thể là một định hướng rất tốt cho tương lai của bạn! Và đó là lý do tại sao hôm nay HocLapTrinh.me sẽ chia sẻ những yêu cầu cơ bản để trở thành một Java Developer:

1. Nắm vững Core Java SE

Đầu tiên, hãy bắt đầu với Core Java ( Java SE ) và thành thạo nó càng nhiều càng tốt. Bạn nên biết và hiểu các khái niệm cơ bản như vòng lặp, mảng, toán tử và nhiều khái niệm khác. Ngoài ra, Java SE có một loạt các API thông dụng như java.lang, java.io, java.math, v.v. và ít đương nhiên bạn cần phải có kiến ​​thức cơ bản về chúng. Quan trọng hơn nữa bạn cũng nên bắt đầu học các khái niệm của OOP (Object Oriented Programmin – lập trình hướng đối tượng) vì chúng đã được biết đến nhiều trong Java và nó cũng là một kỹ thuật lập trình phổ biến nhất hiện nay.

2. Tiếp tục thực hành Java

Bất cứ điều gì bạn đã học trong Core Java, chỉ cần tiếp tục thực hành nó để bạn có thể viết cú pháp mà không gặp bất kỳ lỗi cơ bản nào. Ngoài ra, hãy thử đưa ra những giải pháp khác nhau cho cùng một vấn để cải thiện tư duy lập trình của bạn. Vì vậy, hãy tiếp tục coding thực hành càng nhiều càng tốt và cũng cố gắng thực hiện các dự án nhỏ về bất kỳ chủ đề nào bạn học được.

3. Học Java EE

Sau khi đã có kiến thức về Core Java bạn có thể bắt đầu chuyển sang học Java EE (Enterprise Edition), còn được gọi là Advanced Java. Khi bạn bắt đầu học Java EE, bạn có thể làm quen với việc phát triển web vì Java EE có các tính năng bổ sung như web services bao gồm các công nghệ như Servlet, WebSocket, Java Server Faces, v.v.

4. Thực hiện dự án với Servlet và JSP

Từ những điều bạn đã học được trong Java EE, chỉ cần kết hợp nó với các công nghệ Front End như HTML, CSS, Javascript là bạn đã có thể tạo các dự án web cho riêng mình. Ngoài ra, điều quan trọng là bạn phải thực hiện hai dự án, một với Servlet và hai là với JSP . Điều này là do nếu không thực hiện các dự án trên 2 nền tảng này, bạn sẽ không thực sự hiểu về ngôn ngữ lập trình này.

5. Tìm hiểu Hibernate và Spring Frameworks

Khi bạn hoàn thành cả Java SE và Java EE thì bạn có thể chuyển sang học Java Framework bao gồm Hibernate Framework và Spring Framework . Đây là những framework phổ biến nhất của Java hiện nay. Trên thực tế, hầu hết các Công ty phát triển Java ngày nay đều sử dụng các frameworks Spring như Spring Boot, Spring MVC và Spring Cloud để phát triển ứng dụng web. Hibernate framework cũng rất phổ biến để ánh xạ mô hình hướng đối tượng sang cơ sở dữ liệu quan hệ và cũng là Hibernate Query Language. Vì vậy, nếu bạn biết những frameworks này thì bạn có thể trở thành phát triển Java trong bất kỳ công ty nào.

Xem thêm khóa học Java miễn phí: Khóa học lập trình Java cơ bản

0 Comments

Để lại một bình luận