Đặc điểm | C++ | Java |
Ngôn ngữ thuần OOP | Không phải là ngôn ngữ thuần OOP, được phát triển từ C với tên là C++ hay được gọi là “C với các lớp”. | Java là ngôn ngữ thuần OOP. Nghĩa là thành phần nào nó cũng thuộc về lớp, nằm trong lớp. |
Phạm vi truy cập | C++ có 3 phạm vi truy của cập của thuộc tính và phương thức: private, protected, public | Java mở rộng hơn C++ có 4 phạm vi truy cập: private, default, protected, public. |
Nạp chồng toán tử | C++ có phép chúng ta nạp chồng các toán tử như toán tử vào ra << >>, + – * / hay -= += /= */. | Java không cho phép nạp chồng toán tử. Mà chỉ có toán tử + cho phép nối hai chuổi. |
Hỗ trợ đa kế thừa | C++ hổ trợ đa kế thừa, nghĩa là một class có kể kế thừa nhiều lớp dẫn xuất. | Java không cho phép bạn đa kế thừa từ nhiều lớp, mà chỉ kế thừa 1 lớp và được implements nhiều interface |
Hỗ trợ interface | C++ không tồn tại khái niệm interface | Java hỗ trợ interface |
Lớp vô sinh | C++ không có lớp vô sinh, nghĩa là lớp dẫn xuất được tạo ra thì các lớp con có thể kế thừa | Java có lớp vô sinh khi chúng ta đánh dấu final cho lớp. Khi đó lớp này sẽ không có lớp nào kế thừa từ nó. |
Hàm bạn, lớp bạn | C++ có hổ trợ hàm bạn, lớp bạn | Java không hổ trợ hàm bạn, lớp bạn |
Lớp cha của mọi lớp | Một lớp trong C++ được tạo ra và chưa kế thừa từ lớp nào thì nó không có lớp cha. | Mặc định trong Java khi một lớp được tạo ra thì cha của nó chính là lớp Object. Lớp Object này là cha của mọi lớp trong Java. |
Tổ chức trong class | C++ chúng ta có thể gom nhóm những thuộc tính hay phương thức có cùng phạm vi truy cập với nhau. Ví dụ public: int a; int b; C++ định nghĩa các prototype trong file .h và định nghĩa thân các method trong file .cpp | Trước mỗi method hay thuộc tính chúng ta phải chỉ định phạm vi truy cập. Nếu không chỉ định thì Java hiểu đó là defaut. Java khai báo và định nghĩa method trong một file .java |
Phạm vi truy cập mặc định | Trong C++ nếu chúng ta không chỉ rõ phạm vi truy c | Trong Java nếu không chỉ rõ tường mình thì mặc định thuộc tính hay phương thức đó sẽ có phạm vi truy cập là default. |
Phạm vi truy cập protected | Phạm vi truy cập là protected trong C++ chỉ truy cập được ở trong class định nghĩa và ở lớp con | Phạm vi truy cập protected trong Java được truy cập ở Java là trong class định nghĩa, trong cùng package và lớp con trong cùng package. |
Gọi lại phương thức của lớp cha | C++ sử dụng cú pháp <class_name>::method(); | Java sử dụng từ khóa super với cú pháp: Super.method(); |
Gọi lại constructor của lớp | C++ không cho phép gọi lại contructor khác trong một contructor khác của lớp | Java cho phép gọi lại contructor của lớp trong một contructor khác với cú pháp: this(parameter) |
Kiểu kế thừa | Trong C++ có các kiểu kế thừa lớp là: Private, protected, public | Trong Java chỉ có kiểu kế thừa là public. |
Phương thức vô sinh | Trong C++ không tồn tại phương thức vô sinh. Nghĩa là có thể override lại ở lớp con. | Trong Java nếu phương thức được đánh dấu là final thì ở lớp con không thể override lại được. |
Phương thức thuần túy ảo | C++ có khái niệm phương thức thuần túy ảo. Với cú pháp: return type name_method()= 0; | Java không có khái niệm phương thức thuần túy ảo. |
Lớp ảo | C++ nhận biết lớp ảo khi lớp đó có các phương thức đánh dấu với từ khóa virtual hoặc phương thức thuần ảo | Java nhận biết lớp ảo khi khai báo lớp có từ khóa abtract và có những phương thức được đánh dấu là abstract. |
Phương thức ảo | Phương thức ảo trong C++ được đánh dấu bởi từ khóa virtual và có định nghĩa bên trong thân hàm. | Phương thức ảo trong Java được đánh dấu bởi từ khóa abstract. Những phương thức này không có định nghĩa thân hàm, kết thúc bằng dấu ‘;’ |
Tổ chức class như thư mục | Trong C++ chúng ta nhắc đến namespace để định nghĩa các lớp trong này. | Java định nghĩa các class trong các package. |
Lập trình đồng bộ | C++ không hổ trợ lập trình đồng bộ cho class. | Java hổ trợ lập trình đồng bộ với từ khóa synchronized. |
Hàm main | Hàm main của C++ không thuộc về lớp nào. Là một hàm cục bộ | Hàm main trong java cũng nằm trong một class vì java là ngôn ngữ thuần OOP. |
Destructor | C++ có destructor. Người lập trình phải chủ động thu dọn vùng nhớ đã cấp phát. | Java không có khái niệm destructor mà có bộ thu gom rác gọi là GC (garbage collection). Khi một đối tượng không còn tham chiếu nữa thì bộ thu gom rác sẽ hoạt động. |
Để lại một bình luận